Trang chủ
Tư vấn

Tư vấn

Một số tài liệu ngành sơn, phân tích thị trường sơn Việt Nam

  • By: Admin
  • 12/09/2019

Hiện nay ngành sơn phát triển khá mạnh với nhiều cạnh tranh. Tuy nhiên tài liệu ngành sơn cũng như thị trường sơn Việt Nam chưa được quan tâm đẩy mạnh. Do đó thông tin chưa được phổ rộng, nhiều người không biết đến lĩnh vực này.

Một số tài liệu ngành sơn, phân tích thị trường sơn Việt Nam
Thị trường sơn với nhiều cạnh tranh

Trong tương lai ngành sơn phải đứng trước muôn vàn thách thức với sức ép về cân bằng năng lượng và chi phí. Dưới đây là một số thông tin mà hiệp hội sơn chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về ngành sơn Việt Nam.

Một số tài liệu chung về ngành sơn

Sơn là một sản phẩm hay còn gọi là chất phủ bề mặt đựợc dùng để phủ lên trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt vật liệu nào đó.

Sự ra đời của sơn bắt nguồn từ loài người cổ xưa sử dụng các vật liệu thiên nhiên sẵn có để tạo các bức tranh trên bề mặt nền đá của các hang động nhằm ghi lại hình ảnh về cuộc sống thường ngày cho các thế hệ sau. Những bức tranh đó được các nhà khảo cổ học thế giới cho là minh chứng đầu tiên của sơn với niên đại khoảng 25.000 năm.

Ở Việt Nam, lịch sử của sơn ra đời chậm hơn khi cha ông ta cách đây khoảng 400 năm trước đã ghi dấu ấn bằng cách biết dùng sơn ta từ cây sơn mọc tự nhiên để trang trí và bảo vệ cho các pho tượng thờ bằng gỗ, các tấm hoành phi câu đối. Sau hàng trăm năm, lớp sơn bảo vệ này chất lượng hầu như không thay đổi.

Hiện nay nhắc đến sơn, chủ yếu đó là sơn nhà hoặc sơn nội thất. Sự phát triển của ngành sơn đi cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội. Sơn có tác dụng trang trí, làm đẹp và bảo vệ sản phẩm bền vững với thời gian.

Thực tế là ngành sơn gần như là tiến rất chậm bởi không có sự đóng góp lớn và không thể phổ rộng. Tuy nhiên ngành công nghiệp sơn đã phát triển nhảy vọt khi xuất hiện trên thị trường các loại nhựa tổng hợp. Loại nhựa này có khả năng tạo màng sơn pha trộn kết hợp với các loại bột màu hữu cơ chất lượng cao tạo ra nước sơn bền vững và đa dạng màu sắc. Chính điều này tạo tiền đề để ngành sơn trở mình trong thời gian gần đây.

Thị trường sơn Việt Nam nhiều cạnh tranh

Cũng giống với các nước đang phát triển khác, ngành sơn Việt Nam bị cản trở khá nhiều và bị coi là đi theo ngược chiều. Ngành sơn chịu yếu thế là hạn chế về vốn đầu tư và chính sách phát triển chưa bắt kịp. Ngoài ra chính sách bảo hộ còn không rõ ràng, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó.

Một số tài liệu ngành sơn, phân tích thị trường sơn Việt Nam
Thị trường sơn với đa dạng ngách và nhiều thành phần​

Thị trường sơn Việt Nam được chia làm 4 phân khúc. Phân khúc cao cấp bao gồm những công ty đến từ nước ngoài như Nhật, Mỹ hoặc Anh, chiếm 35% thị trường. Nhóm thứ 2 là các thương hiệu trung bình khá đến từ châu Á, chiếm 25% thị trường. 

Nhóm trung bình thấp chiếm 15% thị trường với các thương hiệu nhỏ. Nhóm còn lại là các cơ sở sản xuất nội địa, phục vụ cho các khách hàng thu nhập thấp, chiếm 25% thị trường.

Nếu xét về tiềm năng thì ngành sơn còn nhiều cơ hội và cơ hội rất lớn để phát triển. Song cạnh tranh cũng gay gắt, khi số doanh nghiệp sơn tính cho tới nay đã tăng lên với con số 600. Đặc biệt là nhiều doanh nghiệp đã phải chấm dứt vì không cạnh tranh nổi với những tên tuổi lớn.

Thống kê cho thấy doanh nghiệp nội chỉ chiếm 40% thị trường, phần lớn hơn dành cho sơn ngoại với một vài thương hiệu có tiếng. Nhìn chung cạnh tranh áp lực đè nặng lên các doanh nghiệp sơn trong nước. Cuộc chiến nội ngoại muôn thuở cùng cuộc chiến giữa các hãng khiến ngành sơn gặp khó.

Vấn đề lớn đối đó là ngân sách cho quảng bá còn hạn hẹp do đó nhiều thương hiệu chất lượng nhưng không được biết đến. Nhất là khi thị trường nông thôn đang dần được khai phá và trở thành miếng mồi ngon béo bở của các doanh nghiệp.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các loại sơn, hãy liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi.

Hotline: 0912.126.233
Email: [email protected]
Web:  www.lamodepaint.vn  -  www.sonxaydung.org
Đơn vị: Công ty CP sơn La Mode

BÌNH LUÂN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN